Các điểm du lịch ở Cao Bằng

Đăng lúc: Thứ bảy - 13/02/2016 14:58 - Người đăng bài viết: Khách sạn Hoa Việt
Các điểm du lịch ở Cao Bằng

Các điểm du lịch ở Cao Bằng

Cao Bằng có núi, rừng, sông, suối trải dài hùng vĩ, bao la, thiên nhiên còn nhiều nét hoang sơ, nguyên sinh. Khu vực thác Bản Giốc là một thắng cảnh đẹp. Thác nằm trên dòng chảy của sông Quây Sơn, thuộc xã Ngọc Khê, huyện Trùng Khánh. Động Ngườm Ngao (hang hổ), thuộc xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh là thế giới của nhũ đá thiên nhiên gồm hàng nghìn hình khối khác nhau, có cái như đụn gạo, đụn vàng, đụn bạc, hình voi, rồng, hổ báo, mây trời, cây cối, hoa lá, chim muông. Ngoài ra phải kể đến hồ núi Thang Hen ở huyện Trà Lĩnh.

Cụm di tích lịch sử Pác Bó

Từ trung tâm Thành phố Cao Bằng, đi theo tỉnh lộ 203 khoảng 50km về hướng bắc là đoàn đến với địa bàn xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng nơi có cụm di tịch lịch sử cách mạng Pác Pó. Đây là địa điểm từng gắn với hoạt động của Bác trong giai đoạn đầu trở về Tổ quốc lãnh đạo Cách mạng (1941 – 1945).
Đầu năm 1941 Bác Hồ cùng một số đồng chí đã vượt qua biên giới giữa Việt Nam – Trung Quốc ở cột mốc: 108 để về nước và trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước. Ban đầu Bác Hồ nghỉ tại nhà ông Lý Quốc Súng, sau đó để đảm bảo sự an toàn và bí mật Bác đã quyết định chuyển vào hang Cốc Bó, hang Lũng Lạn và lán Khuổi Nặm. Tại nơi đây đã diễn ra rất nhiều sự kiên quan trọng của Đảng và Nhà Nước như: Hội nghị TW8, Quyết định thành lập mặt trận Việt Minh, xây dựng căn cứ địa cách mạng và phát tiển chiến tranh du kích…Ngày 04/5/1945, Bác cùng đoàn cán bộ rời Pác Bó về Tân Trào (Tuyên Quang) để chỉ đạo, tập hợp quốc dân tham gia tổng khởi nghĩa để giành chính quyền trong cả nước, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (ngày 02/9/1945), nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Thế hệ trẻ ngày nay vẫn thường xuyên tổ chức các chuyến “về nguồn” mà điểm đến là địa danh Pác Bó, để tìm về những di tích lịch sử quý giá: cột mốc 108 – nơi Bác Hồ lần đầu tiên đặt chân lên đất Mẹ sau 30 năm bôn ba nước ngoài, tìm đường cứu nước; nền nhà ông Lý Quốc Súng, hàng Pác Bó, nơi Bác chọn làm chỗ ở và làm việc để lãnh đạo cách mạng Việt Nam; Bàn đá “chông chênh dịch sử Đảng”; suối Lê-nin, núi Các mác, lán Khuổi Nặm, nhà cụ Dương Văn Đình… và cùng cảm nhận về khung cảnh của Pác Pó qua bài thơ: Tức Cảnh Pác Bó do Bác sáng tác:

Sáng ra bờ suối tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang

Du lịch Cao Bằng
Du lịch Cao Bằng

1. Cụm di tích khu vực đầu nguồn
- Hang Cốc Bó (tiếng Nùng có nghĩa là “đầu nguồn”) rộng khoảng 80m2, cửa hang chỉ một người đi vừa. Đây là nơi Bác và các đồng chí cán bộ cách mạng ở từ ngày 08/02/1941 đến trung tuần tháng 3 năm 1941. Trong hang hiện còn một bộ bàn ghế mà Bác đã từng ngồi làm việc với các cán bộ cách mạng và dịch các tài liệu quan trọng.
- Nền nhà ông Lý Quốc Súng: là ngôi nhà Bác Hồ đã ở khi mới trở về Tổ quốc chỉ đạo cách mạng (từ ngày 28 tháng 01 đến ngày 07/02/1941). Ngôi nhà này được xây dựng khoảng năm 1937, theo kiểu nhà sàn ở địa phương.
- Hang Lũng Lạn: là nơi Bác ở và làm việc trong khoảng cuối tháng 3 năm 1941. Hang rộng khoảng 50m2.
- Hang Ngườm Vài: tại đây, năm 1941, Bác trực tiếp dự và hướng dẫn và kết nạp Đảng cho đồng chí Nông Thị Trưng. Hang rộng khoảng 80m2.
- Suối Lê Nin: thời gian ở Pác Bó, Bác thường ngồi câu cá ở suối này. Đến nay, di tích vẫn giữ được cảnh quan tương đối nguyên vẹn.
- Nền nhà ông La Thanh: là cơ sở cách mạng quan trọng thời kỳ tiền khởi nghĩa. Đây là nơi đón tiếp các đại biểu toàn quốc về dự Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8. Hiện nay, di tích chỉ còn lại nền nhà cũ, diện tích rộng 131m2, đã được cắm bia giới thiệu di tích.
- Cột mốc 108: nay là cột mốc số 675, là một trong 314 cột mốc biên giới Việt – Trung xưa, được làm bằng đá tảng nguyên khối, hình bầu dục, cao khoảng 70cm, bên trên khắc nội dung bằng tiếng Trung và tiếng Pháp.
- Khu ruộng Goọc Mu: vốn là một xóm trong thôn Pác Bó; sau khi thực hiện chính sách quy hoạch lại khu cư trú để thành lập hợp tác xã nông nghiệp, xóm Goọc Mu được chuyển về trung tâm Pác Bó. Tại địa điểm Goọc Mu, năm 1940, nhân dân thôn Pác Bó đã từng vào đây cắt máu ăn thề, nguyện suốt đời đi theo cách mạng.

Du lịch Cao Bằng
Hang Cốc Bó Cao Bằng

2. Các điểm lưu niệm tại khu trung tâm
- Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và sân quảng trường: được xây dựng theo mô hình nhà sàn dân tộc, nằm trên dãy Linh Sơn, thuộc khu di tích Pác Bó, khánh thành năm 2011.
- Khu ruộng Nà Chang: có diện tích khoảng 5000m2, là nơi mít tinh đón Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm và nói chuyện với nhân dân Pác Bó ngày 20/2/1961.
- Các công trình: nhà trưng bày, nhà đón tiếp.

Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh Pác Bó Cao Bằng
Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh – Pác Bó Cao Bằng

3. Cụm di tích Kim Đồng
- Mộ Kim Đồng: nằm dưới chân núi Tèo Lài, thuộc làng Nà Mạ. Hiện nay, toàn bộ khu vực này được xây tường rào bao quanh. Bên trái mộ Kim Đồng là mộ của mẹ Kim Đồng, phía sau là tượng đài Kim Đồng và bức tường nghệ thuật, thể hiện ý nghĩa 14 mùa xuân của Kim Đồng.
- Hang Nộc Én: nằm ở dãy núi Phia Đài và Phia U, phía sau làng Nà Mạ. Tại địa điểm này, vào tháng 8 năm 1942, Kim Đồng đã được Bác giao nhiệm vụ thông tin liên lạc, bảo vệ cách mạng.
- Pò Đoi – Thoong Mạ: là nơi thành lập Đội Nhi đồng cứu quốc (ngày 15/5/1941), do Kim Đồng là đội trưởng. Hiện nay, di tích đã được Tỉnh Đoàn Cao Bằng xây dựng nhà bia lưu niệm, ghi dấu sự kiện thành lập Đội Nhi đồng cứu quốc và ghi danh những thành viên trong đội.

Mộ tượng niêm Anh Kim Đồng - Pác Bó Cao Bằng
Mộ tượng niêm Anh Kim Đồng – Pác Bó Cao Bằng

4. Cụm di tích Bó Bẩm
- Nhà ông Dương Văn Đình: là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên nói chuyện, về cuộc sống của nhân dân, nỗi khổ của người dân mất nước, tuyên truyền về cách mạng.
- Núi Các Mác, suối Lê Nin, hang Đầu Hổ: là nơi nhân dân Cao Bằng đã tổ chức lễ truy điệu Bác (tháng 9 năm 1969).

Núi Các Mác và Suối Lê Nin - Pác Bó Cao Bằng
Núi Các Mác và Suối Lê Nin

5. Cụm di tích Khuổi Nặm
- Lán Khuổi Nặm: là nơi Bác ở lâu nhất. Ngoài ra, để đảm bảo an toàn cho Bác, các đồng chí cán bộ đã làm thêm cho Người hai lán nữa (lán Khuổi Nặm II và III). Lán Khuổi Nặm có địa thế rất thuận lợi, nằm ngay ở cửa rừng, được che kín, nhìn bên ngoài vào không phát hiện được, nhưng ở bên trong quan sát ra thì rất rõ, khi có động tĩnh có thể rút lui, ngược dòng Khuổi Nặm qua mốc 109 sang Trung Quốc an toàn. Lán được dựng theo kiểu nhà sàn dân tộc, với 2 gian nhỏ, có diện tích khoảng 12m2. Lán hiện nay mới được trùng tu lại trong khoảng thời gian gần đây.
- Hang Slí Điếng và hang Diêm Tiêu: là địa điểm được Bác sử dụng làm hòm thư bí mật, giai đoạn 1941 – 1945.
Với những giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học đặc biệt của Khu di tích, ngày 10/5/2012, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng Di tích lịch sử Pác Bó là Di tích Quốc gia đặc biệt (Quyết định số 548/QĐ-TTg).

Cụm di tích Khuổi Nặm - Hang Slí Điếng - Pác Bó Cao Bằng
Cụm di tích Khuổi Nặm – Hang Slí Điếng


Thác Bản Giốc

 

Cách trung tâm huyện ly Trùng Khánh khoảng 20km về phía đông bắc là Thác Bản Giốc, là biên giới tự nhiên của Việt Nam và Trung Quốc. Với độ rộng khoảng 208m và chiều cao khoản 60 – 70m thì Thác Bản Giốc được xếp vào thác nằm trên đường biên giới lớn thứ tư thế giới sau một số thác nước nổi tiếng như: thác Niagara giữa Canada và Mỹ; thác Victoria nằm giữa Zambia – Zimbabwe và thác Iguazu giữa Brasil – Argentina.

Du lịch Thác Bản Giốc Cao Bằng
Du lịch Thác Bản Giốc Cao Bằng

Thác Bản Giốc được xem là một trong những tặng vật vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho Cao Bằng. Đó là một thác nước cao, hùng vĩ và đẹp vào bậc nhất của Việt Nam. Sau dòng thác là dòng sông Quây Sơn nước trong xanh. Bờ sông với cảnh quan đẹp nên thơ, trong lành với thảm cỏ, rừng núi xanh ngắt, mây trắng bồng bềnh. Bên kia sông là nước láng giềng Trung Quốc.

Du lịch Thác Bản Giốc Cao Bằng
Du lịch Thác Bản Giốc Cao Bằng

Vào những ngày hè nắng nóng, không khí ở đây vẫn mát lạnh, mỗi buổi sáng khi ánh mặt trời chiếu qua làn hơi nước tạo thành dải cầu vồng lung linh huyền ảo. Dưới chân thác là mặt sông rộng phẳng như gương.Bờ bên là ruộng đồng xanh tốt, cảnh vật thanh bình. Thác Bản Giốc đã đi vào nghệ thuật tạo hình với những tác phẩm hội hoạ và nhiếp ảnh đặc sắc. Cùng với núi, sông, thác Bản Giốc từ lâu đã trở thành một địa chỉ du lịch hấp dẫn ở tỉnh Cao Bằng.


Hồ Thăng Hen

 

Hồ Thăng Hen thuộc địa phận huyện Trà Lĩnh, cách thị xã Cao Bằng, từ thị xã Cao Bẵng chỉ một giờ đồng hồ nếu đi xe máy, du khách đã được tận hưởng bầu không khí mát lạnh của khu sinh thái Hồ Thăng Hen. Hồ nằm giữa một vùng núi đá ở độ cao 800-1000m so với mặt biển và trên 500m so với địa hình nhưng không bao giờ cạn nước kể cả mùa khô trong khi các hồ có nước vào mùa mưa.

Du lịch Hồ Thăng Hen, Trà Lình, Cao Bằng
Du lịch Hồ Thăng Hen, Trà Lình, Cao Bằng

Quần thể Hồ Thăng Hen có 36 hồ tự nhiên mỗi hồ cách xa nhau vài chục hoặc vài trăm mét các hồ đều có bờ ngăn riêng nhưng được thông với nhau bởi các hang động ngầm dưới lòng đất, 36 hồ nước ngọt tự nhiên này nằm trong một thung lung rộng lớn tiếp giáp với xã Quốc Toản, Trà Lĩnh và xã Ngũ Lão, Hòa An những tên hồ được đặt tên theo tiếng địa phương như: Thang Vạt, Nà Ma, Thang Loong, Thang Hôi có từ hàng trăm năm nay. Trong quần thể đó Thăng Hen là hồ lơn nhất với chiều dài 2000m, chiều rộng 50m được bao quanh bởi những cánh rừng già, xen lẫn những mỏm đã tai mèo theo tiếng tày Thăng Hen có nghĩa là “Đuôi Ong”, nhìn từ trên cao du khách sẽ liên tưởng hình dáng của hồ như đuôi con ong, trong long hồ có hơn 100 loại cá, tôm lớn nhỏ khác nhau tạo thành một lượng thủy sản phong phú.

Nhà sàn nơi đến nghỉ ngơi ở Hồ Thăng Hen, Trà Lình, Cao Bằng
Nhà sàn nơi đến nghỉ ngơi ở Hồ Thăng Hen, Trà Lình, Cao Bằng

Huyền thoại về Hồ Thăng Hen là một sự khám phá thú vị của du khách, truyền thuyết kể rằng ngày xưa ở Cao Bằng có một chàng trái tên là Sung thông minh tuấn tú chàng thi đỗ và được Vua ban thưởng, 7 ngày vinh quy bái tổ trước khi được bổ nhiệm làm quan về quê chàng kết hôn với nàng Ooc xinh đẹp, mải quyến luyên bên người vợ xinh đẹp mà chang Sung quên mất ngày về kinh, đến đêm thứ bảy mới sực nhớ chàng vội chia tay vợ và bố mẹ liền chạy về kinh, giữa đêm tối nới rừng hoang chàng chạy được 36 bước chân ngã đập đầu vào núi rồi chết, 36 bước chân ngày nay là 36 cái hồ lớn nhỏ với những tên gọi khác nhau của tiếng địa phương thuộc huyện Trà Lĩnh, tương truyền rằng nơi chàng nằm xuống là Hồ Thăng Hen ngày nay.

Động Ngườm Ngao

 

Vượt qua 89 km đường núi, qua đèo Mã Phục, đèo Khau Liêu là quý khách đã đến với Động Ngườm Ngao. Hầu hết các du khách đến thăm Thác Bản Giốc thường hay kết hợp thăm quan Động vì khoảng cách của hai điểm này chỉ khoảng 3km…

Du lịch Động Ngườm Ao Cao Bằng
Du lịch Động Ngườm Ao Cao Bằng

Theo ý kiến của những du khách có nhiều kinh nghiệm trong du lịch thì Động Ngườm Ngao được xếp vào những hang động đẹp nhất nước bởi hệ thống nhũ đá và măng đá đã tạo nên những khung cảnh thật sinh động, kì thú khiến con người phải thán phục, kinh ngạc. Tổng chiều dài của động khoảng 2.144m gồm có 03 cửa chính: Ngườm Ngao, Ngườm Lồm, Ngườm Bản Thuôn… Nhiệt độ trong động từ 18 đến 25 độ C, mùa hè cho cảm giác mát mẻ, còn mùa đông ấm áp. Quả thực Ngườm Ngao là món quà vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho Cao Bằng.

Du lịch Động Ngườm Ao Cao Bằng

Theo tương truyền, xưa kia trong động có rất nhiều Hổ dữ sinh sống nên người dân tộc Tày mới đặt tên động là: Ngườm Ngao có nghĩa là: Động Hổ. Tuy nhiên có thuyết cho rằng những tiếng gầm rú được phát ra nhờ tiếng suối nước chảy trọng động tạo lên nghe giống tiếng gầm của Hổ rữ vì vậy người dân đặt tên động là Ngườm Ngao..

Du lịch Động Ngườm Ao Cao Bằng

Theo các nhà nghiêm cứu khoa học thì động Ngườm Ngao là hang động đá vôi được hình thành khoảng 300 triệu năm cách ngày nay…. Theo thời gian dưới những tác động của thiên nhiên thì ngày nay Cao Bằng có thêm 1 điểm thăm quan du lịch hấp dẫn với những nhũ đá trong động Ngườm Ngao có màu khác hẳn với những động khác bởi có lượng canxi bị pha nhiều tạp chất.

Du lịch Động Ngườm Ao Cao Bằng

Đưa mắt nhìn bốn phía lên trên vách đá vôi, du khách sẽ bắt gặp rất nhiều hình ảnh kì thú giống như cây tơ hồng, bầu sữa mẹ, con cóc thần, cây đàn đá… Và càng không thể bỏ qua những “điểm nhấn” nổi bật nhất của Ngườm Ngao là cây san hô và con tàu, thác vàng, thác bạc, đài sen úp ngược, cột đá cô đơn… Tất cả những cảnh vật trên đều do thiên nhiên tạo ra từ nhũ và măng đá vôi, không hề có sự can thiệp sắp đặt của con người nhưng chúng hiện lên vô cùng sinh động, quyến rũ. Ngườm Ngao đúng là một món quà thiên nhiên vô giá mà tạo hóa ban cho người dân nơi đây.


Tác giả bài viết: Khách Sạn Hoa Việt
Nguồn tin: Du lịch Cao Bằng
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết